phongviietjsc

Just another WordPress.com site

Các bước lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ

trên Tháng Mười 28, 2013

Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung đang hoạt động trên địa bàn thành phố thực hiện chương trình giám sát môi trường định kỳ như sau:

Trình tự thực hiện  Bước 1. Cá nhân, tổ chức chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2. Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Sở Tài nguyên và Môi trường

Thời gian tiếp nhận Hồ sơ: Tất cả các ngày trong tuần (trừ ngày lễ và ngày nghỉ)

Bước 3. Công chức tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ:

  • Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn cho người nộp.
  • Nếu hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn cá nhân, tổ chức hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Bước 4. Chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền giải quyết và trả kết quả theo giấy hẹn.

Bước 5. Cá nhân, tổ chức nhận kết quả tại Sở Tài nguyên và Môi trường

Thành phần số lượng hồ sơ  – Theo dõi số lượng, thực trạng, diễn biến các nguồn tác động tiêu cực phát sinh từ hoạt động của cơ sở đến

chất lượng môi trường;

– Theo dõi lưu lượng/ khối lượng / tần suất và định kỳ đo đạc, lấy mẫu phân tích các thông số ô nhiễm đặc

trưng của chất thải phát sinh từ quá trình hoạt động của cơ sở (nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy

hại, tiếng ồn, độ rung, và các chỉ tiêu khác); tần suất đo đạc, lấy mẫu phân tích tối thiểu 03 tháng/lần.

– Định kỳ đo đạc, lấy mẫu phân tích các thông số liên quan đến các nguồn tác động tiêu cực của môi trường

xung quanh cơ sở (nước mặt, nước ngầm, không khí, đất) – nếu tại khu vực của cơ sở không có trạm quan trắc

chung của cơ quan nhà nước; tần suất đo đạc, lấy mẫu phân tích tối thiểu 06 tháng/lần.

– Theo dõi diễn biến và đo đạc thực trạng các yếu tố (nếu có liên quan): xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; xói lở bờ

sông, bờ suối, bờ hồ, bờ biển; bồi lắng lòng sông, lòng suối, lòng hồ, đáy biển; thay đổi mực nước mặt, nước

ngầm; xâm nhập mặn; xâm nhập phèn; và các tác động khác (nếu tại khu vực của cơ sở không có trạm quan

trắc chung của cơ quan nhà nước); tần suất đo đạc phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

Thời gian giải quyết 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Cơ quan thực hiện  Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Tài nguyên và Môi Trường

Cơ quan phối hợp: Ủy Ban Nhân Dân, Quận/ Huyện …….

Kết quả  Biên nhận kết quả báo cáo
Tên mẫu đơn, tờ khai Theo hướng dẫn qui định
Căn cứ pháp lý  – Luật Bảo vệ môi trường 2005.

-Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính Phủ về quản lý chất thải rắn;

-Nghị định số 29/2011/NĐ-CP này 18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến

lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;

– Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy

định về Quản lý chất thải nguy hại.

– Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07:2009/TT-BTNMT về Ngưỡng chất thải nguy hại.

– Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6707:2009 về Chất thải nguy hại – Dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa.

Mọi chi tiết xin liên hệ
  • Hoàng Hải Vy
  • Chuyên viên môi trường
  • Điện Thoại : 0838942589 – 82 – 70  .Hotline: 0912811100
  • Email : congtyphongviet@gmail.com    -info@phongvietjsc.com
  • Công ty Cổ phần Tư vấn Thương mại Đầu tư PHONG VIỆT
  • Trụ sở chính : 97 – 99 ,Tôn Thất Đạm ,Phường Bến Nghé,Quận 1,TP.HCM
  • Văn phòng :327/1 Nguyễn Văn Nghi ,Phường 7,Quận Gò Vấp ,TPHCM
  • congtyphongviet.com
  • moitruongphongviet.com
  • xulynuocthainhahang.com
  • phongvietjsc.com

1 responses to “Các bước lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ

Bình luận về bài viết này