phongviietjsc

Just another WordPress.com site

xử phạt về vi phạm môi trường

Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về Môi trường (Công an tỉnh Phú Yên) vừa ra quyết định xử phạt Công ty TNHH Tân Bình 14 triệu đồng, đồng thời buộc phải khắc phục xả thải gây ô nhiễm môi trường tại Khu Công nghiệp Đông Bắc Sông Cầu (thị xã Sông Cầu) trước ngày 25/10/2013.

Vụ việc bị Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về Môi trường phát hiện vào tối 12/9/2013, tại nhà máy sản xuất giấy của công ty này khi đang trong tình trạng xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường.
Tại hiện trường, nước thải có nhiều bọt sủi, màu trắng đục, nóng và có mùi hôi đổ dồn vào rãnh thu gom nước mưa cạnh tường rào của công ty. Nước sau đó chảy thẳng qua lỗ thủng đường kính 0,9 mét và tràn ra bãi cát trên diện tích khoảng 200 m2.
Qua phân tích mẫu nước, Trung tâm kỹ thuật đo lường chất lượng tỉnh Phú Yên kết luận, các chỉ tiêu nước thải ra môi trường đều vượt tiêu chuẩn cho phép từ 9,96 lần đến 86,2 lần.
Trước đó, vào ngày 11/7/2013, Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Phú Yên cũng đã phát hiện Công ty TNHH Tân Bình chưa lên kế hoạch ứng phó sự cố môi trường và xây dựng khu vực kho lưu chứa chất thải nguy hại theo quy định; tự ý đào một giếng khoan chưa được cơ quan chức năng cấp phép.
Theo nhiều người dân, Công ty TNHH Tân Bình còn tập kết, đốt rác thải gây ô nhiễm môi trường không khí.

Bình luận về bài viết này »

Công trình góp phần làm nhiệt độ Trái Đất tăng cao

 
Kết quả nghiên cứu vừa đăng tải trên Tạp chí Khoa học Công nghệ và Môi trường (Đức) cho thấy việc xây dựng đập nước trên các sông hồ, hay trong các khu giải trí góp phần làm nhiệt độ Trái Đất tăng cao hơn mức dự đoán trước đây.
  

 
 
 
​Andreas Maeck, sinh viên cao học thuộc Đại học Koblenz của Đức, đã dần đầu một nhóm sinh viên, nghiên cứu về lượng khí methane thoát ra từ những con đập nhỏ chứa nước sâu dưới 15m. 

Nghiên cứu cho thấy khi các đập nước hoạt động sẽ tạo ra vô số bong bóng từ những chất hữu cơ lắng cặn. Những bong bóng nước này chính là nguồn tạo ra lượng khí methane khổng lồ trong không khí.

Nhóm nghiên cứu nhấn mạnh rằng các đập nước thủy điện trên có thể tạo ra lượng khí methane lên tới 7%, cao hơn nhiều so với những công bố trước đây. 

Hiện có khoảng 50.000 đập nước lớn trên thế giới đang hoạt động, đây sẽ là “nguồn sản xuất” lượng khí gây hiệu ứng nhà kính vô cùng lớn. 

Theo các nhà khoa học, khí methane có khả năng làm tăng nhiệt độ cao hơn 25 lần so với khí điôxít cácbon (C02).

Giới chuyên gia cảnh báo rằng lượng khí gây hiệu ứng nhà kính hàng đầu này đang ngày càng tăng cao khi tình trạng xây các đập nước trở nên phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới nhằm tạo những nguồn năng lượng mới phục vụ đời sống con người và hoạt động sản xuất./.

Bình luận về bài viết này »

Thẩm duyệt PCCC

Các bản vẽ và bản thuyết minh, sau khi đã thẩm duyệt, được trả lại cho chủ đầu tư 02 bộ, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trực tiếp thẩm duyệt giữ lại 01 bộ để kiểm tra thi công, nghiệm thu công trình về phòng cháy và chữa cháy và trả lại chủ đầu tư lưu theo quy định sau khi công trình được nghiệm thu và đưa vào hoạt động.

Trình tự thực hiện  Bước 1. Cá nhân, tổ chức chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2. Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Sở cảnh sát PCCC

Thời gian tiếp nhận Hồ sơ: Tất cả các ngày trong tuần (trừ ngày lễ và ngày nghỉ)

Bước 3. Công chức tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ:

  • Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn cho người nộp.
  • Nếu hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn cá nhân, tổ chức hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Bước 4. Chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền giải quyết và trả kết quả theo giấy hẹn.

Bước 5. Cá nhân, tổ chức nhận kết quả tại Sở cảnh sát PCCC

Thành phần số lượng hồ sơ  1. Thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy đối với các dự án, công trình xây dựng quy định tại Phụ lục 3 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy là việc kiểm tra, đối chiếu các giải pháp và nội dung thiết kế với những quy định trong các quy chuẩn, tiêu chuẩn và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của Nhà nước hoặc tiêu chuẩn quốc tế của nước ngoài được phép áp dụng tại Việt Nam nhằm bảo đảm thực hiện đầy đủ các yêu cầu an toàn về phòng cháy và chữa cháy:

Khi thiết kế kỹ thuật đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy thì cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy sẽ cấp “Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy” theo mẫu PC1 Phụ lục 1 và đóng dấu “Đã thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy” theo mẫu PC2 Phụ lục 1 Thông tư này vào từng bản vẽ đã kiểm tra, đối chiếu.

2. Việc thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy:

a) Đối với các dự án quy hoạch xây dựng, dự án đầu tư xây dựng công trình: cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thực hiện thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy và có văn bản trả lời kết quả thẩm duyệt;

b) Đối với thiết kế công trình: nội dung thẩm duyệt thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 35/2003/NĐ-CP;

c) Đối với các công trình quy định tại các mục 14, 15, 19 Phụ lục 3 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP không thuộc diện phải lập dự án quy hoạch xây dựng và dự án đầu tư thì phải được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chấp thuận về địa điểm trước khi tiến hành thiết kế công trình;

d) Đối với phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy khi chế tạo mới hoặc hoán cải được thẩm duyệt về các nội dung sau:

– Giải pháp đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với các chất cháy dự kiến bố trí trên phương tiện;

– Điều kiện ngăn cháy, chống cháy lan;

– Giải pháp bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với hệ thống điện, hệ thống nhiên liệu và động cơ;

– Điều kiện thoát nạn, cứu người khi có cháy xảy ra;

– Hệ thống báo cháy, hệ thống chữa cháy và phương tiện chữa cháy khác;

– Hệ thống, thiết bị phát hiện và xử lý sự cố rò rỉ các chất khí, chất lỏng nguy hiểm về cháy, nổ.

3. Hồ sơ thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy gồm 03 bộ phải có xác nhận của chủ đầu tư, nếu hồ sơ thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch ra tiếng Việt và cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thẩm duyệt phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản dịch đó;

Nội dung hồ sơ thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy được quy định như sau:

a) Đối với việc chấp thuận địa điểm xây dựng công trình gồm:

– Văn bản của chủ đầu tư đề nghị chấp thuận địa điểm xây dựng trong đó nêu rõ đặc điểm, quy mô, tính chất của công trình dự kiến xây dựng;

– Tài liệu hoặc bản vẽ thể hiện rõ địa điểm, hướng gió chủ đạo, các thông tin về địa hình của khu đất, về khí hậu, thuỷ văn, khoảng cách từ công trình dự kiến xây dựng đến các cơ sở, công trình xung quanh.

b) Đối với thiết kế công trình thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định 35/2003/NĐ-CP.

c) Đối với phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy gồm:

– Văn bản đề nghị thẩm duyệt của chủ đầu tư, trường hợp chủ đầu tư ủy quyền cho một đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền kèm theo;

– Bản sao quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho phép chế tạo mới hoặc hoán cải phương tiện (có xác nhận của chủ đầu tư);

– Các bản vẽ và thuyết minh thể hiện những nội dung yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy quy định tại điểm d khoản 2 Mục này;

– Tài liệu về thông số kỹ thuật của các thiết bị, phương tiện phòng cháy và chữa cháy được thiết kế lắp đặt và trang bị.

d) Các bản vẽ và bản thuyết minh, sau khi đã thẩm duyệt, được trả lại cho chủ đầu tư 02 bộ, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trực tiếp thẩm duyệt giữ lại 01 bộ để kiểm tra thi công, nghiệm thu công trình về phòng cháy và chữa cháy và trả lại chủ đầu tư lưu theo quy định sau khi công trình được nghiệm thu và đưa vào hoạt động.

4. Thời gian thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy được tính kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ và được quy định như sau:

a) Đối với việc chấp thuận địa điểm xây dựng công trình: không quá 10 ngày làm việc, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm xem xét và có văn bản trả lời chủ đầu tư về địa điểm xây dựng đó.

b) Đối với các dự án, thiết kế công trình: thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 16 Nghị định 35/2003/NĐ-CP.

c) Đối với phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy: không quá 20 ngày làm việc.

5. Phân cấp thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy:

a) Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy đối với các dự án đầu tư và thiết kế kỹ thuật công trình quan trọng quốc gia do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, quyết định đầu tư; hồ sơ thiết kế chế tạo mới hoặc hoán cải phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy; những dự án đầu tư và thiết kế kỹ thuật do Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy Công an cấp tỉnh đề nghị hoặc những công trình khác do Tổng cục Cảnh sát quyết định theo yêu cầu nghiệp vụ. Trong trường hợp do Tổng cục Cảnh sát quyết định thì Tổng cục Cảnh sát phải có văn bản thông báo cho chủ đầu tư biết;

b) Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy Công an cấp tỉnh thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy các dự án đầu tư và thiết kế kỹ thuật đối với những trường hợp không thuộc thẩm quyền của Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy và những trường hợp do Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy uỷ quyền. Trong trường hợp uỷ quyền, Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy phải có văn bản uỷ quyền của Cục trưởng.

  • Hoàng Hải Vy
  • Chuyên viên môi trường
  • Điện Thoại : 0838942589 – 82 – 70  .Hotline: 0912811100
  • Email : congtyphongviet@gmail.com    -info@phongvietjsc.com
  • Công ty Cổ phần Tư vấn Thương mại Đầu tư PHONG VIỆT
  • Trụ sở chính : 97 – 99 ,Tôn Thất Đạm ,Phường Bến Nghé,Quận 1,TP.HCM
  • Văn phòng :327/1 Nguyễn Văn Nghi ,Phường 7,Quận Gò Vấp ,TPHCM
  • congtyphongviet.com
  • moitruongphongviet.com
  • xulynuocthainhahang.com
  • phongvietjsc.com
Bình luận về bài viết này »

“Người Tiêu Dùng Xanh”

    Những bài học đắt giá của nhân loại vì sự phát triển không bền vững đã khởi nguồn cho các ý tưởng đầu tiên như: “Ngừng tăng trưởng”, “Giới hạn của sự tăng trưởng”, “Tăng trưởng tôn trọng môi sinh”… Tuy nhiên, phải đến  năm 1987, khái niệm phát triển bền vững mới được phổ biến rộng rãi: Theo Ủy ban thế giới về môi trường và phát triển (WCED): Phát triển bền vững là sự sử dụng tài nguyên thiên nhiên, điều kiện môi trường hiện có để thoả mãn nhu cầu của các thế hệ con người đang sống, nhưng phải đảm bảo cho các thế hệ tương lai những điều kiện tài nguyên và môi trường cần thiết để họ có thể sống tốt hơn ngày hôm nay”.

 

Vẫn biết, rau quả chứa nhiều vitamin tốt cho sức khoẻ, đặc biệt cá tươi rất có lợi cho sự phát triển trí tuệ trẻ em… nhưng chẳng ai có thể chắc chắn rằng, những miếng thịt, con cá, mớ rau hay những quả nho, quả táo chín mọng đang bày bán trên thị trường kia lại không chứa hoá chất độc hại hay hormon kích thích tăng trưởng… gây các bệnh về gan, thận, biến đổi gene hoặc ung thư…  Việc sản xuất để thu lợi nhuận bằng mọi cách mà không quan tâm đến những tác hại đối với người tiêu dùng đang trở thành vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Ngày nào, tình trạng này còn tái diễn thì tính mạng của con người, đặc biệt là trẻ em sẽ còn bị đe doạ.

Trong mỗi chúng ta, chắc hẳn tháng ngày ấu thơ vẫn mãi là những kỷ niệm lung linh, trong vắt và không thể nào quên. Đó là những tháng ngày được chơi trốn tìm trong khu vườn rợp bóng cây, là những buổi trốn mẹ ngủ trưa đi hái roi, hái ổi, là những buổi chiều cùng lũ bạn thi nhau vẫy vùng trong lòng hồ sau nhà…. Những kỷ niệm êm đềm ấy luôn gắn liền với màu xanh ngắt của rặng tre, bờ ao, ruộng lúa hay những khu vườn chín mọng trái thơm… Lũ trẻ thành phố bây giờ biết tìm đâu ra khu vườn đầy cây trái để chơi trò bịt mắt bắt dê, đánh khăng, đánh đáo khi khu vườn của ngày xưa ấy đã nhường chỗ cho những ngôi nhà cao tầng nằm san sát? Chúng sẽ chẳng có những giây phút hò nhau hái những trái táo, quả dâu hay những chùm khế chín vàng, sai trĩu trong vườn nhà. Cái hồ nước trong vắt đằng sau nhà với những kỷ niệm tuổi thơ nay đã mặc nhiên bị lấn chiếm và trở thành một điểm đổ rác lý tưởng của nhiều gia đình. Người ta có thể vứt bỏ tất cả những gì có thể từ đất, đá, rác rưởi… cho đến xác động vật chết khiến nước hồ từ màu xanh thơ mộng chuyển sang màu xanh đen, đục ngầu, nổi đầy váng và tảo.

Không dừng lại ở vấn đề môi trường, những hệ luỵ của nó còn kéo theo những bất ổn về xã hội. Việc tiếp cận với các điều kiện tài nguyên, môi trường thiếu bình đẳng sẽ càng làm cho những mâu thuẫn vốn có trong xã hội trở nên gay gắt hơn, đó là sự tranh chấp về tài nguyên thiên nhiên, an ninh lương thực, gia tăng khoảng cách giàu nghèo, mâu thuẫn giữa quyền lợi của khu vực với quốc gia, với thế giới….    

Khủng hoảng về môi trường, xã hội tất yếu dẫn đến kết cục không thể tránh khỏi, đó là khủng hoảng về kinh tế. Năm 2008, cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu xảy ra đồng thời với khủng hoảng về khí hậu, môi trường… đã khiến cho cả thế giới phải điêu đứng, tìm ra cách thức chuyển dịch mô hình tăng trưởng cho những giai đoạn phát triển tiếp theo. Uỷ ban Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) đã phối hợp với các quốc gia triển khai sáng kiến “Kinh tế xanh” (Green Economy).

Theo UNEP, Kinh tế xanh là nền kinh tế nâng cao đời sống của con người, cải thiện công bằng xã hội, giảm đáng kể những rủi ro môi trường và những thiếu hụt sinh thái. Kinh tế xanh lấy con người làm trung tâm, trong đó ưu tiên việc sử dụng nguồn vốn tự nhiên đi kèm với các biện pháp cải tạo và phục hồi, hạn chế phát thải ở mức thấp nhất, ngăn chặn sự tổn thương các hệ sinh thái, suy giảm đa dạng sinh học, đồng thời đạt được các mục tiêu công bằng về phúc lợi xã hội, việc làm, thu nhập, quan tâm đến nhóm người nghèo, trẻ em… Do vậy, kinh tế xanh được coi là chìa khóa của phát triển bền vững.

Tuy nhiên, trở ngại của phát triển bền vững không phải là khoa học, công nghệ mà đó là chính sách, chiến lược và quan trọng hơn cả đó là thói quen của cá nhân và cộng đồng.

Việt <st1:country-region>Nam là nước có mức độ tiêu thụ năng lượng và tài nguyên ở mức cao khiến cho tình trạng suy thoái môi trường ngày càng nghiêm trọng. Trước những thách thức với môi trường và xã hội, việc lựa chọn mô hình phát triển Kinh tế xanh là một tất yếu. Mặc dù mới được tiếp cận, song hướng đến Kinh tế xanh của Việt <st1:country-region>Nam đã được triển khai bằng chương trình hành động cụ thể. Chiến lược tăng trưởng xanh của Việt <st1:country-region>Nam giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn đến 2050, tập trung vào 3 mục tiêu chính: Giảm phát thải nhà kính; Xanh hóa sản xuất và Xanh hóa tiêu dùng

Một loạt hành động hưởng ứng cho “Sản xuất sạch” và “Tiêu dùng xanh” như diễn đàn “Kinh tế Xanh hướng tới phát triển bền vững và bảo vệ môi trường”; giải thưởng “Doanh nghiệp xanh”; chiến dịch “Tiêu dùng xanh”, “Sử dụng sản phẩm xanh vì sức khỏe của chính bạn”; các cuộc thi “Ý tưởng xanh”, “Sáng kiến xanh”; Phong cách xanh” hay phong trào “Văn phòng xanh”… đã góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm cộng đồng về kinh tế xanh. Đặc biệt, sáng kiến “Go Green” phát trên VTV3, “24h Sống xanh” phát trên VTV1 đã thu hút được sự chú ý của nhiều tổ chức và cá nhân đặc biệt là giới trẻ, mang lại những hiệu quả đáng kể.

Trên thực tế, nếu quá trình phát triển kinh tế có tính đến những biện pháp phục hồi các nguồn tài nguyên, đến việc tái chế, tái sử dụng sản phẩm thải loại, nếu mỗi cá nhân có thói quen sinh thái trong tiêu dùng thì có thể thế giới đã không phải trải qua cuộc khủng hoảng năm 2008, Việt Nam sẽ không có con số đáng lo ngại với 37 làng ung thư, và chắc hẳn hệ thống ao, hồ đã không bị ô nhiễm như bây giờ. Còn nữa, nếu quá trình xây dựng những ngôi nhà cao tầng không quá ồ ạt và có tính đến diện tích cây xanh thì trẻ em đâu phải hít thở bầu không khí ô nhiễm như hiện nay, chắc chắn chúng sẽ được chơi đánh chắt, đánh chuyền trong một không gian đầy sắc màu của tuổi thơ, thay vì việc ngồi hàng giờ trước máy vi tính.

Kinh tế xanh hay phát triển bền vững không phải là vấn đề gì quá to tát,mỗi người sống trên Trái đất này đều có thể tham gia vào hành trình làm xanh hoá nền kinh tế để hướng đến các mục tiêu của phát triển bền vững.

Có thể không trực tiếp tham gia vào sản xuất, nhưng mỗi người lại trực tiếp lựa chọn và tiêu dùng hàng hoá. Mỗi sự lựa chọn của người tiêu dùng đều có tác động nhất định, tạo nên động lực hay áp lực cho hoạt động sản xuất. Lấy một ví dụ đơn giản, nếu chúng ta lắc đầu trước những món ăn được chế biến từ thú rừng thì có thể một loài nào đó trên Trái đất này sẽ không bị xoá tên trong sách đỏ; nếu bạn từ chối lựa chọn một sản phẩm không được sản xuất theo công nghệ thân thiện với môi trường thì chắc chắn ở đâu đó một dòng sông có thể được sống dậy để cuộn mình chảy ra biển lớn… Tất cả những việc làm đó sẽ dần góp phần lấy lại sự cân bằng của hệ sinh thái.

Mỗi chúng ta hãy trở thành “người tiêu dùng xanh”, sử dụng những “sản phẩm xanh”, những việc làm rất đơn giản trong cuộc sống được bắt nguồn từ tình yêu thương với thiên nhiên và môi trường đã sẵn có trong trái tim mỗi người. Hơn nữa, đó còn là trách nhiệm của mỗi chúng ta đối với con cái và thế hệ tương lai. Bởi lẽ, “Chúng ta không thừa hưởng Trái đất này từ cha mẹ chúng ta mà vay mượn nó từ con cháu chúng ta”.

Wed: http://moitruongphongviet.com/

Ms Ly

                                                                  

Bình luận về bài viết này »

Hội thảo KHCN xử lý CTR

Chiều 24/10 vừa qua tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia đã diễn ra buổi Hội thảo Khoa học công nghệ xử lý chất thải rắn hiện nay.
  

Hội thảo đã thu hút sự tham gia của các tổ chức, các công ty đầu ngành về công nghệ xử lý chất thải rắn cả trong và ngoài nước như: Hitchi zonsen, JFE, Công ty CP Kỹ thuật môi trường Ichikawa (Nhật Bản), Công ty TNHH Sekyung Việt Nam (Hàn Quốc), Enviromental Choices (Hoa Kỳ), Spakler Far East (Đài Loan), Công ty TNHH Thương mại và Kỹ thuật Van Lâm…

Các Công ty đã đem đến Hội thảo những công nghệ mới, tiến tiến nhất mà họ đã và đang triển khai áp dụng tại Việt Nam.

Wed: http://moitruongphongviet.com/

Ms Ly

Bình luận về bài viết này »

Huấn luyện kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động

Công ty cổ phần tư vấn thương mại đầu tư Phong Việt

Chương trình đào tạo An toàn lao động được giảng dạy và tuân thủ theo đúng quy định của Bộ lao động thương binh xã hội.

Hiện chương trình An toàn lao động được chia thành 3 lớp :

+ Lớp chứng chỉ nghề An toàn lao động

+ Lớp chứng nhận An toàn lao động

+ Lớp thẻ An toàn lao động

Quý học viên sẽ được tư vấn và sắp xếp lớp phù hợp theo nhu cầu và ngành nghề đang làm việc.

I – CÁC NỘI DUNG CHÍNH

1. Hướng dẫn chi tiết việc áp dụng Nghị định 06/CP ngày 20/1/1995 và sửa đổi bổ sung theo Nghị định 110/2002 NĐ/CP  của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

2. Mục đích, ý nghĩa, tính chất của công tác bảo hộ lao động.

3. Nguyên lý kĩ thuật an toàn.

4. Các Thông tư liên tịch hướng dẫn cụ thể về công tác bảo hộ lao động dành cho đối tượng là các cán bộ quản lý.

5. Huấn luyện an toàn lao động trong các ngành nghề: An toàn hóa chất, an toàn vận hành nồi hơi, an toàn thiết bị xe nâng – hạ, an toàn ga, an toàn nước, an toàn trong sơ cấp cứu…..

II – CÁC NGÀNH NGHỀ THƯỜNG XUYÊN ĐÀO TẠO TRONG AN TOÀN LAO ĐỘNG

1. Các công việc tiến hành trong môi trường có yếu tố độc hại như hóa chất độc, phóng xạ, vi sinh vật gây bệnh…;

2. Các công việc thường xuyên tiếp xúc với nguồn điện và các thiết bị điện dễ gây tai nạn;

3. Sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển các loại thuốc nổ và phương tiện nổ (kíp, dây nổ, dây cháy chậm…);

4. Các công việc có khả năng phát sinh cháy, nổ;

5. Các công việc tiến hành trong môi trường có tiếng ồn cao, độ ẩm cao;

6. Khoan, đào hầm lò, hố sâu, khai khoáng, khai thác mỏ;

7. Các công việc trên cao, nơi cheo leo nguy hiểm, trên sông, trên biển, lặn sâu dưới nước;

8. Vận hành, sửa chữa nồi hơi, hệ thống điều chế và nạp khí, bình chịu lực, hệ thống lạnh, đường ống dẫn hơi nước, đường ống dẫn khí đốt; chuyên chở khí nén, khí hóa lỏng, khí hòa tan;

9. Vận hành, sửa chữa các loại thiết bị nâng, các loại máy xúc, xe nâng hàng, thiết bị nâng không dùng cáp hoặc xích, thang máy, thang cuốn;

10. Vận hành, sửa chữa các loại máy cưa, cắt, đột, dập, nghiền, trộn… dễ gây các tai nạn như cuốn tóc, cuốn tay, chân, kẹp, va đập…;

11. Khai thác lâm sản, thủy sản; thăm dò, khai thác dầu khí;

12. Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng máy, thiết bị trong hang hầm, hầm tàu;

13. Sơn, hàn trong thùng kín, hang hầm, đường hầm, hầm tàu;

14. Làm việc trong khu vực có nhiệt độ cao dễ gây tai nạn như: làm việc trên đỉnh lò cốc; sửa chữa lò cốc; luyện cán thép, luyện quặng, luyện cốc; nấu đúc kim loại nóng chảy; lò quay nung clanke xi măng, lò nung vật liệu chịu lửa;

15. Vận hành, bảo dưỡng, kiểm tra các thiết bị giải trí như đu quay, cáp treo, các thiết bị tạo cảm giác mạnh của các công trình vui chơi, giải trí.

16. Các chương trình theo nhu cầu và ngành nghề của các đơn vị…………..

III – THỜI GIAN – ĐỊA ĐIỂM HỌC NGHIỆP VỤ AN TOÀN LAO ĐỘNG

1 – Thời gian: 01 ngày

2 – Giảng viên: Là các giảng viên cao cấp của Bộ Lao động Thương Binh – XH.

3 – Học phí    : 600.000 VND/người (bao gồm tài liệu – giáo trình  )

4 – Đối tượng: Các nhà quản lý Doanh nghiệp; quản lý sản xuất; cán bộ, nhân viên làm viêc trong ngànhcông nghiệp sản xuất, chế tạo, xây dựng…

5 – Địa điểm học: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THƯƠNG MẠI ĐẦU TƯ PHONG VIỆT

Mọi thông tin liên hệ:

  • Hoàng Hải Vy
  • Chuyên viên môi trường
  • Điện Thoại : 0838942589 – 82 – 70  .Hotline: 0912811100
  • Email : congtyphongviet@gmail.com    -info@phongvietjsc.com
  • Công ty Cổ phần Tư vấn Thương mại Đầu tư PHONG VIỆT
  • Trụ sở chính : 97 – 99 ,Tôn Thất Đạm ,Phường Bến Nghé,Quận 1,TP.HCM
  • Văn phòng :327/1 Nguyễn Văn Nghi ,Phường 7,Quận Gò Vấp ,TPHCM
  • congtyphongviet.com
  • moitruongphongviet.com
  • xulynuocthainhahang.com
  • phongvietjsc.com
Bình luận về bài viết này »

Cây đèn đường_giải pháp tiết kiệm điện năng

Theo số liệu thống kê của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tổng lượng điện tiêu thụ của toàn quốc năm 2012 là 120.795 tỷ kWh, trong đó chúng ta phải nhập khẩu của Trung Quốc 4,65 tỷ kWh, chiếm khoảng 4% tổng sản lượng điện thương phẩm của Việt Nam, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước. Vấn đề này vẫn chưa có hướng giải quyết triệt để. Cũng theo EVN, lượng điện tiêu thụ của hệ thống chiếu sáng trên toàn quốc chiếm khoảng 25% tổng lượng điện tiêu thụ. Điều này có nghĩa là lượng điện năng cấp cho hệ thống chiếu sáng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lượng tiêu thụ điện. Do đó, tiết kiệm điện năng trong hệ thống chiếu sáng nói chung, trong hệ thống chiếu sáng công cộng nói riêng là một yêu cầu cấp bách hiện nay.

Trước vấn đề đó, nhóm chúng tôi đưa ra ý tưởng cho việc tiết kiệm năng lượng trong chiếu sáng công cộng, đó là sản xuất và lắp đặt hệ thống “Cây đèn đường” ở Việt Nam.

Cấu tạo cây đèn đường gồm 3 bộ phận:

– Các tấm thu năng lượng mặt trời được thiết kế như những chiếc lá cây bản rộng, có đường kính 25-30cm hướng ra ngoài. Mỗi cây có nhiều lá cây hướng về nhiều phía, để đảm bảo thu được tối đa lượng ánh sáng mặt trời chiếu trong toàn bộ ngày.

– Thân đèn làm bằng hợp kim nhôm, hạn chế được các tác động lực bên ngoài và bên trong được thiết kế khoang chứa các bộ phận kỹ thuật của đèn.

– Bóng đèn: sử dụng đui sứ E27 và E40,k ết cấu kín khít nhờ có gioăng silicon đảm bảo độ kín của bộ phận quang học. Bạn có thể điều chỉnh vị trí bóng đèn, đảm bảo sự phân bố ánh sáng tối ưu nhất. Bóng sẽ dễ dàng thay thế và bảo dưỡng. Kính đèn bằng thủy tinh chịu lực, trong suốt, có khả năng tự làm sạch, duy trì độ sáng lâu dài. Khóa đèn và nắp che bằng nhựa kĩ thuật (PC) đảm bảo độ bền, chống lão hóa. Phản quang đèn làm từ nhôm tấm tinh khiết nhập ngoại, chế tạo trên máy song động của Pháp, tạo được biên dạng phức tạp có độ chính xác cao tạo phân bố ánh sáng tốt trên mặt đường; được gia công tạo độ bóng cao, tăng khả năng phản xạ.

Image

Cơ chế hoạt động:

 

                                        Image

 

Trong quá trình hoạt động, quang năng thu được sau khi chuyển hóa thành điện năng sẽ chia làm 2 phần:

 Một phần được tiêu thụ ngay ở ổ sạc hoặc trong trường hợp cần sử dụng đèn điện.

– Một phần được tích trữ. điện năng đi vào bình điện phân sẽ làm phân tách nước thành hydro và oxy để lưu trữ. Quá trình này sử dụng hiệu ứng phân tử diễn ra giống như hiện tượng quang hợp ở thực vật, sử dụng ánh sáng mặt trời để tách phân tử nước thành hydro và oxy; dùng chúng như một nguồn nhiên liệu mới. Hydro sinh ra đi vào bình lưu trữ, sau đó được chuyển vào pin nhiên liệu, tại đây hydro và oxy được tiếp xúc tương ứng với 2 bản anot, catot và xảy ra phản ứng trao đổi electron. Giữa anot và catot xuất hiện một hiệu điện thế. Hiệu điện thế này được sử dụng cho các thiết bị vào ban đêm.

Cây đèn đường giúp tiết kiệm chi phí nhờ việc không tiêu hao năng lượng điện lưới quốc gia, thay vào đó là sử dụng hoàn toàn năng lượng mặt trời. Ngoài ra, đèn chỉ cần bảo trì định kỳ các bộ phận và cũng có tuổi thọ dài.

Bình luận về bài viết này »

Ðạp xe vì môi trường

 

Wed: http://moitruongphongviet.com/

Lê Kim Hương, trưởng nhóm thực hiện chiến dịch cho biết, “Ðiểm đến xanh” có 20 thành viên chính thức và nhiều tình nguyện viên đều là sinh viên các trường đại học tại Hà Nội. Các thành viên chia thành các nhóm nhỏ, thu xếp thời gian rảnh rỗi ngoài giờ học, giờ làm, tới các cửa hàng, quán ăn vận động họ tham gia chương trình. Bên cạnh đó, các bạn còn tổ chức những buổi đạp xe tập thể, nhằm tăng sự đoàn kết và sự yêu thích xe đạp. Từ đó, truyền cảm hứng tới cộng đồng. Tuy nhiên, vì mô hình khá mới mẻ nên nhóm đã gặp khá nhiều khó khăn. Các thành viên khi tiếp xúc các cửa hàng thường bị từ chối. Ðôi khi, các nhóm đi hàng chục cửa hàng mà không nhận được sự ủng hộ nào khiến không ít bạn nản lòng. Nhưng các bạn vẫn kiên trì, đến nay đã có 62 cửa hàng, quán ăn tham gia, giảm giá từ 5 đến 30% giá dịch vụ hoặc có quà tặng cho những người đi xe đạp khi đến với cửa hàng. Thậm chí, sau khi nhận được sự phản hồi tích cực từ các cửa hàng và cộng đồng, nhiều chủ cửa hàng khác đã chủ động liên lạc, đăng ký tham gia. Anh Lê Vũ Dương, chủ quán café Agrento ở số 6 phố Lê Thánh Tông, quận Hoàn Kiếm, cho biết, sau khi nghe nội dung chiến dịch từ phía các tình nguyện viên, anh thấy chương trình này có ý nghĩa xã hội thiết thực và sẵn sàng hỗ trợ. Những khách hàng đi xe đạp đến cửa hàng anh đều được giảm giá từ 5 đến 10%. Nhiều người khi nhận được sự ưu đãi này đã tỏ ra khá ngạc nhiên và thích thú.

Chia sẻ về một số mô hình xe đạp công cộng tại các nước châu Âu, bà Lau-ra Ô-rô-dơ, Tùy viên văn hóa của Ðại sứ quán Tây Ban Nha, thành viên bảo trợ của chương trình “Bạn đạp xe giúp Hà Nội” cho biết, tại một số nước phát triển như Hà Lan, Ðan Mạch, Tây Ban Nha…, xe đạp được coi là mô hình giao thông văn minh, tiến bộ cho sự phát triển giao thông bền vững. Họ xây dựng các trạm xe đạp công cộng để người dân có thể thuê xe với giá rẻ để sử dụng đi làm, đi mua sắm, đi dạo… Ở Hà Lan còn có những tuyến đường riêng dành cho xe đạp và đến 43% số dân của đất nước này sử dụng xe đạp đi làm. Bà Lau-ra cũng nhận thấy rằng, đối với người Hà Nội, xe đạp từng là phương tiện gắn bó với họ suốt giai đoạn lịch sử. Ðây chính là một trong những điều thuận lợi để thực hiện chiến dịch này. Anh Ghim Van Tê-ru-en đến từ Tây Ban Nha, đã dành gần ba năm đạp xe vòng quanh thế giới và đang là người đại diện của chiến dịch thì kỳ vọng, sẽ xây dựng được bản đồ các điểm đến ưu đãi dành riêng cho người đi xe đạp. Từ đó, cổ vũ người Hà Nội tích cực sử dụng xe đạp và các phương tiện giao thông không khói khác.

Trưởng nhóm Lê Kim Hương cho biết thêm, sau ngày 30-6, khi hết thời hạn hỗ trợ đợt đầu của các cửa hàng, nhóm sẽ thực hiện tiếp chiến dịch với nhiều điểm mới. Thứ nhất, kêu gọi các cửa hàng tiếp tục tham gia giảm giá cho người sử dụng phương tiện không khói, không chỉ giới hạn với xe đạp mà còn cả xe đạp điện, xích-lô…  Thứ hai, nhóm đang liên kết, đề xuất hỗ trợ từ nhóm thanh niên bảo vệ môi trường của TP Hồ Chí Minh và Ðà Nẵng để mở rộng phạm vi của chiến dịch. Thứ ba, nhóm sẽ tổ chức các sự kiện đạp xe miễn phí cho giới trẻ và nhân viên văn phòng, kêu gọi sự tham gia của các cơ quan, công sở, tổ chức trong việc thúc đẩy nhân viên sử dụng phương tiện không thải khói đi làm, đi học. Các sự kiện này nhằm hướng tới Ngày hội không khói xe thế giới 22-9 tới đây. Dù sẽ còn nhiều khó khăn nhưng các thành viên đều hy vọng, sau khi hiểu rõ về mục tiêu xã hội tốt đẹp này, hàng trăm cửa hàng sẽ có thói quen tự duy trì hoạt động này trong suốt quá trình kinh doanh của họ, góp phần bảo vệ môi trường xanh, sạch đẹp hơn.

Bình luận về bài viết này »

Cấp giấy phép vận chuyển hóa chất nguy hiểm

Công ty cổ phần tư vấn thương mại đầu tư Phong Việt tự hào là một trong rất ít công ty có dịch vụ cấp giấy phép vận chuyển kinh doanh hóa chất.

Ngoài dịch vụ đó, công ty chúng tôi còn chuyên cung cấp các dịch vụ về môi trường như tư vấn môi trường, thi công xử lý các hệ thống nước thải, rác thải, huấn luyện các kỹ thuật an toàn lao động, kỹ thuật an toàn hóa chất.

Các cá nhân hay công ty có nhu cầu xin liên hệ:

  • Hoàng Hải Vy
  • Chuyên viên môi trường
  • Điện Thoại : 0838942589 – 82 – 70  .Hotline: 0912811100
  • Email : congtyphongviet@gmail.com    -info@phongvietjsc.com
  • Công ty Cổ phần Tư vấn Thương mại Đầu tư PHONG VIỆT
  • Trụ sở chính : 97 – 99 ,Tôn Thất Đạm ,Phường Bến Nghé,Quận 1,TP.HCM
  • Văn phòng :327/1 Nguyễn Văn Nghi ,Phường 7,Quận Gò Vấp ,TPHCM
  • congtyphongviet.com
  • moitruongphongviet.com
  • xulynuocthainhahang.com
  • phongvietjsc.com
Bình luận về bài viết này »

Miễn Phí Lập Báo Cáo Giám Sát Môi Trường Định Kỳ

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ PHONG VIỆT

ĐỊA CHỈ: 372/1 NGUYỄN VĂN NGHI, P.7, QUẬN GÒ VẤP

CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20.11 LẬP BÁO CÁO GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG ĐỊNH KỲ MIỄN PHÍ

HÃY ĐĂNG KÝ NGAY ĐỂ CHÚNG TÔI ĐƯỢC PHỤC VỤ QUÝ KHÁCH

Bình luận về bài viết này »